Hướng dẫn báo cáo thuế hàng bán trả lại

Bán hàng bị trả lại thì báo cáo thuế sao cho đúng sau đây cùng tìm hiểu qua bài hướng dẫn báo cáo thuế hàng bán trả lại. Trong quá trình giao dịch bán hàng hóa, một số trường hợp có thể do kém chất lượng, sai quy cách,… khách hàng có thể trả lại hàng. Người bán cần xử lý như thế nào và kế toán cần nắm được những quy định nào? Bài viết dưới đây Đại Lý Thuế HTTP sẽ hướng dẫn chi tiết.

Hướng dẫn báo cáo thuế hàng bán trả lại
Hướng dẫn báo cáo thuế hàng bán trả lại

Căn cứ theo Điểm 2.8, Khoản 2, Phụ lục 4, Thông tư 39/2014/TT-BTC, việc lập hóa đơn trả lại hàng hóa được hướng dẫn như sau:

“Tổ chức cá nhân mua hàng hóa, người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng  phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có).

Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hóa, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày tháng của hóa đơn, lý do trả lại hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập”

Ngoài ra, theo Công văn 84228, tùy theo trường hợp bên mua trả lại một phần hay toàn bộ hàng hóa, bên bán cần xử lý khác nhau:

Trường hợp trả lại toàn bộ hàng hóa:

Lập biên bản thu hồi hóa đơn: Ghi rõ thông tin hàng hóa, số lượng, giá trị trả lại có thuế, thuế suất, tiền thuế, lý do trả lại hàng.

Lập biên bản thu hồi hàng trả và lưu lại.

Trường hợp trả lại một phần hàng hóa:

Lập biên bản thu hồi hóa đơn: Ghi rõ thông tin hàng hóa, số lượng, giá trị trả lại có thuế, thuế suất, tiền thuế, lý do trả lại hàng.

Lập biên bản thu hồi số hàng hóa bị trả lại.

Bên bán lập hóa đơn mới cho số hàng mà bên mua thực nhận.

Để kê khai hàng bán bị trả lại, trước tiên kế toán cần xác định kỳ kê khai hóa đơn hàng của bên mua hoặc hóa đơn bị trả lại của bên bán. Hóa đơn trả lại phát sinh vào kỳ nào thì thực hiện kê khai tương ứng vào kỳ đó, cụ thể:

Bên mua: Kê khai âm đầu vào khi xuất hóa đơn trả lại hàng

Nếu làm bảng kê mua vào: Kê khai âm ở bảng kê mua vào.

Nếu không làm bảng kê mua vào: Kê khai âm tại chỉ tiêu (23), giảm thuế GTGT đầu vào tại các chỉ tiêu (24) và (25) trên tờ khai 01/GTGT.

Bên bán: Kê khai âm đầu ra khi nhận hóa đơn trả lại hàng:

Nếu làm bảng kê bán ra: Kê khai âm ở bảng kê bán ra.

Trong trường hợp không làm bảng kê bán ra: Kê khai âm từ chỉ tiêu (26) -(33).

Khi bán hàng cho bên mua, bên bán sẽ xuất hóa đơn GTGT đầu ra:

Bút toán ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 131: Nếu người mua chưa thanh toán.

Nợ TK 111: Nếu người mua thanh toán tiền mặt.

Nợ TK 112: Nếu người mua chuyển khoản ngân hàng.

Có TK 511: Tăng doanh thu bán hàng.

Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp.

Bút toán ghi nhận giá vốn hàng hóa:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng hóa.

Có TK 155, 156: Thành phẩm hoặc hàng hóa.

Khi người mua trả lại hàng, bên mua sẽ phát hành hóa đơn cho bên bán theo số lượng thực nhận:

Bút toán hạch toán giảm trừ doanh thu hàng bán:

Căn cứ vào hóa đơn GTGT bên mua xuất lại cho bên bán bên bán hàng sẽ hạch toán

Nợ TK 521.2: Hàng bán bị trả lại (theo Thông tư 200)

Nợ TK 511: Giảm trực tiếp doanh thu bán hàng hóa (nếu theo TT 133)

Nợ TK 3331: Giảm thuế GTGT đầu ra phải nộp tương ứng với số lượng giá trị hàng hóa bị trả lại

Có TK 111, 112, 131.

Bút toán hạch toán giảm giá vốn hàng bán, tăng lượng hàng trong kho

Nợ TK 155, 156: Tăng lượng hàng nhập kho (cộng thêm số hàng trả lại)

Có TK 632: Giảm giá vốn hàng bán

Trên đây là bài viết Hướng dẫn báo cáo thuế hàng bán trả lại, quý khách có nhu cầu tư vấn chi tiết hãy liên hệ với Đại Lý Thuế HTTP chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn.

.
.
.
.
Contact Me on Zalo