Điều kiện kinh doanh dịch vụ giáo dục

Điều kiện kinh doanh dịch vụ giáo dục theo quy định luật, và thuế suất kinh doanh giáo dục có được ưu đãi, sau đây cùng tìm hiểu chi tiết về quy định về điều kiện kinh doanh giáo dục.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ giáo dục
Điều kiện kinh doanh dịch vụ giáo dục

Điều kiện kinh doanh dịch vụ giáo dục

1. Kinh doanh giáo dục là gì?

Kinh doanh giáo dục chính là quá trình đầu tư, phát triển để cung cấp các loại hình dịch vụ liên quan tới giáo dục. Kinh doanh giáo dục sẽ lấy người học làm trung tâm, sử dụng vốn đầu tư tư nhân thay vì nhà nước để phát triển. Các chương trình, các kiến thức, hay dụng cụ, cơ sở vật chất,…được hoàn thiện hoàn chỉnh, đảm bảo tạo môi trường học tập, giáo dục chất lượng nhất.
Kinh doanh giáo dục hiện nay được Nhà nước đặc biệt khuyến khích, tạo điều kiện để mở rộng nhiều hơn nữa. Không chỉ dừng lại ở việc chỉ dựa vào nguồn vốn của Nhà nước trong giáo dục mà tận dụng nguồn vốn tư nhân giúp giáo dục có điều kiện phát triển toàn diện, mạnh mẽ hơn nữa. Nhu cầu tăng cao trong học tập, nâng cao năng lực của mỗi người lúc đó được giải quyết hiệu quả, từ đó chất lượng nguồn lao động được cải thiện.

2. Điều kiện thành lập doanh nghiệp giáo dục

Căn cứ Điều 3 Nghị định 143/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 140/2018/NĐ-CP, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập, cho phép thành lập khi có đề án thành lập và đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam
– Cơ sở vật chất đảm bảo diện tích đất tối thiểu:
  • Trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1000 m2
  • Trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị
  • Trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị
– Vốn đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp (không bao gồm giá trị về đất đai). Tối thiểu như sau:
  • Trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 5 tỷ đồng
  • Trường trung cấp là 50 tỷ đồng
  • Trường cao đẳng là 100 tỷ đồng
– Đáp ứng các điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 14 Nghị định 143/2016/NĐ-CP (dự kiến về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý).

3. Các ngành nghề, hình thức kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp giáo dục

Hiện nay, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp được nhà nước chú trọng và mở cửa, theo đó, doanh nghiệp có quyền kinh doanh những ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm. Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, một số ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty giáo dục bạn có thể lựa chọn như:
  • Giáo dục nhà trẻ (mã ngành: 8511);
  • Giáo dục mẫu giáo (mã ngành: 8512);
  • Giáo dục Tiểu học (mã ngành: 8521);
  • Giáo dục Trung học cơ sở (mã ngành: 8522);
  • Đào tạo Cao đẳng (mã ngành: 8533);
  • Đào tạo Đại học (mã ngành: 8541);
  • Đào tạo Thạc sĩ (mã ngành: 8542);
  • Giáo dục Thể thao & Giải trí (mã ngành: 8551);
  • Giáo dục Văn hóa nghệ thuật (mã ngành: 8552);
  • Giáo dục khác chưa được phân vào đâu (mã ngành: 8559);
  • Dịch vụ hỗ trợ giáo dục (mã ngành: 8560).

Xem thêm: Ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo luật đầu tư 2020

Các hình thức kinh doanh giáo dục

Có nhiều hình thức kinh doanh giáo dục hiện được áp dụng. Trong đó, một số hình thức tiêu biểu và phổ biến nhất chính là:
  • Nhượng quyền giáo dục
  • Trung tâm giáo dục
  • Giáo dục mầm non
  • Dạy học trực tuyến
  • Khóa học ngắn hạn và workshop

4. Thuế suất dịch vụ giáo dục.

Theo khoản 13 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:

Điều 4: Đối tượng không chịu thuế GTGT

13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.

Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.

Theo quy định nêu trên thì đối với hoạt động dạy học là hoạt động đào tạo, giáo dục là đối tượng không chịu thuế GTGT.

Vì vậy, khi thực hiện thu học phí của học sinh bằng phiếu thu và xuất hóa đơn trực tiếp thì theo kỳ kê khai thuế GTGT, đơn vị kê khai doanh thu từ học phí của học sinh vào mục không chịu thuế GTGT.

.
.
.
.
Contact Me on Zalo