Tỷ lệ biểu quyết công ty cổ phần

Hiện nay loại hình doanh nghiệp cổ phần là loại hình được các công ty lớn lựa chọn và áp dụng, việc tỷ lệ biểu quyết của loại hình cổ phần cũng có nhiều điểm khác, để đảm bảo được tính thống nhất cao trong công ty việc biểu quyết cần đảm bảo, sau đây cùng Pháp Lý HTTP tìm hiểu chi tiết qua bài viết Tỷ lệ biểu quyết công ty cổ phần.
Tỷ lệ biểu quyết công ty cổ phần
Tỷ lệ biểu quyết công ty cổ phần

1. Tỷ lệ biểu quyết trong công ty cổ phần là gì?

Biểu quyết trong công ty cổ phần chính là biểu thị sự đồng tình hay không đồng tình về một quyết định của các thành viên có quyền biểu quyết.

2. Vai trò của tỷ lệ biểu quyết trong công ty cổ phần

Tỷ lệ biểu quyết trong công ty cổ phần có vai trò:
– Thứ nhất, là căn cứ để thông qua hay không thông qua quyết định về vấn đề trong công ty;
– Thứ hai, là cơ sở pháp lý trong các quyết định ở nghị quyết của công ty cổ phần;
– Thứ ba, thể hiện mức đồng nhất trong hoạt động của công ty.
Trong công ty cổ phần có hai cơ quan quyền lực có thẩm quyền lớn nhất đến công ty, các quyết định của mỗi cơ quan trong thẩm quyền của mình đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của công ty. Đó là Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị.
Pháp luật có quy định về thẩm quyền và những vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền cho mỗi cơ quan và đi kèm với các mức độ tán thành tối thiểu khi thông qua các quyết định của mình.

3. Tỷ lệ biểu quyết Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần

Theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020, Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần
Đối với công ty cổ phần, tỷ lệ biểu quyết chia ra theo các mốc là 50%, 65%. Đây là hai mốc về tỷ lệ biểu quyết để thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
Lưu ý đây là tỷ lệ tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, các cổ đông tham gia dự họp khác với các cổ đông của công ty.
Ví dụ: khi có 60% cổ đông tham gia dự họp thì tỉ lệ biểu quyết của 60% cổ đông này trong cuộc họp tương đương với 100% các cổ đông dự họp.
Các cổ đông không tham gia dự họp mà không có uỷ quyền hoặc lý do hợp pháp mặc nhiên mất quyền lợi khi tiến hành họp đại hội đồng cổ đông.

Các vấn đề quyết định với trên 50% phiếu biểu quyết

Theo quy định tại khoản 2 điều 148 Luật doanh nghiệp 2020 với trên 50% phiếu biểu quyết các cổ đông có thể thông qua đa số các vấn đề trừ trường hợp yêu cầu 65% phiếu biểu quyết và các trường hợp bầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát cần bầu dồn phiếu
Lưu ý: Nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông có quyền biểu quyết tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Các vấn đề quyết định với 65% phiếu biểu quyết.

Quy định tại khoản 1 điều 148 luật doanh nghiệp 2020 gồm các vấn đề:
– Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
– Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;
– Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
– Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định;
– Tổ chức lại, giải thể công ty;
– Các vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.
Như vậy, việc mua cổ phần hay thành lập công ty cổ phần, các cổ đông có thể lưu ý tới tỷ lệ phiếu biểu quyết để thông qua ý kiến của đại hội đồng cổ đông để đảm bảo quyền lợi cho mình. Ở đây nhấn mạnh căn cứ để xác định tỷ lệ biểu quyết sẽ dựa vào cổ phần của người biểu quyết.

4. Tỷ lệ biểu quyết hội đồng quản trị trong công ty cổ phần

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Căn cứ khoản 12 Điều 157 luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ khác cao hơn, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị”.
Theo Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020, các vấn đề được biểu quyết gồm:
– Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
– Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
– Quyết định bán cổ phần chưa bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
– Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty;
– Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 133 của Luật Doanh nghiệp 2020;
– Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật;
– Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
– Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138, khoản 1 và khoản 3 Điều 167 của Luật Doanh nghiệp 2020;
– Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;
– Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
– Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
– Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết;
– Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
– Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
– Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể công ty; yêu cầu phá sản công ty;
– Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Như vậy ở đây đa số thành viên được hiểu là trên 50% số người tham gia biểu quyết tán thành hoặc không tán thành. Trong đó Chủ tịch hội đồng quản trị sẽ là người quyết định cuối cùng nếu số người tán thành và không tán thành ngang nhau.
.
.
.
.
Contact Me on Zalo