Vì sao Doanh nghiệp bị đóng Mã số thuế?

Vì sao Doanh nghiệp bị đóng Mã số thuế? – Nhiều doanh nghiệp do không nắm rõ các quy định về pháp luật dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị đóng mã số thuế. Vậy lý do gì khiến doanh nghiệp bị đóng mã số thuế, cách khắc phục việc đóng mã số thuế như thế nào? Đại Lý Thuế HTTP sẽ chia sẻ bài viết để quý DN hiểu :

Vì sao Doanh nghiệp bị đóng Mã số thuế?
Vì sao Doanh nghiệp bị đóng Mã số thuế?

Đóng mã số thuế là trạng thái mã số thuế của doanh nghiệp trên hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế bị khóa bị đóng  buộc công ty bị phải ngừng hoạt động, không thể thực hiện các công việc liên quan đến mã số thuế như: nộp tờ khai, nộp thuế, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh….

Doanh nghiệp bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (đóng mã số thuế) khi vi phạm các hành vi như sau:

  • Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký
  • Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc giải thể, phá sản
  • Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất).

Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký

Trường hợp người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa điểm đăng ký kinh doanh và không xác định được vị trí ở đâu thì cơ quan thuế phối hợp với chính quyền địa phương lập biên bản xác nhận về tình trạng không còn hoạt động tại địa điểm kinh doanh của người nộp thuế. Cơ quan thuế cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu đăng ký thuế của ngành thuế, thông báo công khai tình trạng của người nộp thuế và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp đồng thời chấm dứt hiệu lực của mã số thuế theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và Luật quản lý thuế.

Tổ chức lại doanh nghiệp

Nếu trường hợp công ty hoạt động không hiệu quả hoặc chủ doanh nghiệp muốn thực hiện các thủ tục chuyển nhượng công ty cho công ty khác dưới dạng sáp nhập, hoặc là công ty tiến hành chia tách thành các công ty nhỏ. Như vậy trong trường hợp này mã số thuế doanh nghiệp sẽ thay đổi theo tình hình thực tế. Bằng hình thức chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty sáp nhập. Việc sáp nhập doanh nghiệp liên quan đến tài chính, việc quản lý nhà nước của nhiều doanh nghiệp nên thủ tục sáp nhập cần tuân theo quy định của pháp luật. Trường hợp này sẽ xảy ra việc mã số thuế cũ sẽ bị đóng do sáp nhập vào doanh nghiệp khác.

Giải thể doanh nghiệp

Doanh nghiệp khi tiến hành giải thể doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan quản lý thuế theo quy định tại Thông tư số 105/2020/TT-BTC.

Các trường hợp đóng mã số thuế trên thực tế thường là do công ty đăng ký hoạt động một nơi nhưng lại hoạt động ở nơi khác, các chủ doanh nghiệp thành lập công ty rồi chưa nắm rõ các quy định về thuế và kế toán dẫn tới không nộp thuế hoặc không kê khai đúng hạn khi đã có thông báo của chi cục thuế hoặc không nhận được thông báo của chi cục thuế dẫn tới làm sai quy định về thuế…

Khi doanh nghiệp bị đóng mã số thuế thì doanh nghiệp không thể thực hiện các việc như sau:

  • Không được xuất hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn giá trị gia tăng
  • Không được chấp nhận các loại tờ khai đã nộp qua hệ thống thuế điện tử:
  • Tờ khai thuế giá trị gia tăng, tờ khai thuế thu nhập cá nhân (nếu có)
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Các loại báo cáo quyết toán năm như: quyết toán thuế thu nhập cá nhân,, quyết toán thuế thu nhập cá nhân, bộ báo cáo tài chính năm,…

Quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn Thuế hãy liên hệ với chúng tôi: 093 561 3593

.
.
.
.
Contact Me on Zalo