Tổng hợp các phương pháp tối ưu hóa về Thuế

Đóng Thuế vẫn luôn là vấn đề mà chủ doanh nghiệp quan tâm, việc tối hóa chi phí để giảm tiền thuế cho doanh nghiệp luôn được kế toán và chủ doanh nghiệp quan tâm vậy phương pháp nào để tối ưu và hiệu quả nhất, đảm và tuân thủ theo pháp luật về thuế, sau đây đại lý Thuế HTTP xin chia sẻ một số phương pháp cơ bản để kế toán và chủ doanh nghiệp hiểu rõ.

1.Chi phí lương, tiền công

Thực tế, hiện nay đây là hạng mục hay được Doanh nghiệp sử dụng nhất. Đặc biệt với Doanh nghiệp làm về Xây dựng, sản xuất.

Một số phương án tăng Chi phí lương như :

  • Tăng lương cho người lao động.
  • Tăng các khoản phụ cấp
  • Thưởng cho lao động khi có những đột phá trong doanh nghiệp, đạt thành tích tốt…
  • Các khoản công tác phí hỗ trợ tối đa cho người lao động nhưng phải có đầy đủ chứng từ.

Lưu ý: Mức lương tối thiểu phải bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng hiện tại. Khi tăng lương phải chú ý đến thuế thu nhập cá nhân.

Tuy nhiên, cần làm các hồ sơ thật chặt chẽ và hợp lý. Phù hợp với Doanh thu va kinh doanh của công ty mới được xác nhận hợp lệ.

2.Khấu hao tài sản cố định

Đây là phương án “Ăn xổi”, được trong thời gian nhất định, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng ngược lại về sau. Doanh nghiệp có thể cân đối để xử lý cho đúng luật.

  • Giảm thời gian khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp đến mức thấp nhất.
  • Điều chỉnh lại thời gian phân bổ công cụ dụng cụ
  • Các chi phí về sửa chữa máy móc, TSCĐ, CCDC nếu có đầy đủ chứng từ thì đều được tính vào lam chi phí hợp lý doanh nghiệp.

Như vậy, Doanh nghiệp cần lấy đủ các chứng từ liên quan đến Tài sản cố định, công cụ dụng cụ và phân bổ thật hợp lý.

3.Các chương trình khuyến mãi

Một trong những phương án giảm doanh thu là có các chương trình khuyến mại.

  • Thực hiện các trương trình khuyến mại, giảm giá (cần đăng ký với sở công thương)
  • Giảm giá bán với hàng lỗi, hàng tồn… (phải có biên bản kiểm kê, đánh giá, xác nhận…)
  • Thực hiện các khoản chiết khấu…

Như vậy, thực hiện vấn đề này sẽ cần hồ sơ chặt chẽ và lý do hợp lệ. Doanh nghiệp liên tục khuyến mại hoặc không có lợi nhuận sẽ phát sinh các vấn đề không thật trong kinh doanh.

4.Tăng định mức vận hành trong hoạt động kinh doanh

Phương pháp này phù hợp với Doanh nghiệp làm sản xuất và vận chuyển.

  • Tăng định mức nguyên vật liệu sản xuất : Trong sản xuất luôn có định mức nguyên vật liệu cho một sản phẩm. Tuy nhiên, định mức này chỉ ở trong khoảng cho phép, không được vượt quá sẽ gây lỗi trốn thuế.
  • Tăng đinh mức xăng dầu vận chuyển: Tương tự như chi phí sản xuất, tuy nhiên dành cho doanh nghiệp làm vận tải, vận chuyển hành khách hoặc có nhiều chi phí liên quan đến xe công ty. Tuy nhiên, định mức xăng dầu sẽ phải cân đối với doanh thu thực.

5.Chi phí quảng cáo, tiếp khách

Đây là chi phí liên quan đến việc hoàn thanh đơn hàng, vì vậy sẽ phát sinh cùng với nhu cầu.

  • Chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới;
  • Chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị;
  • Chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí;
  • Chi cho, biếu, tặng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.

Lưu ý: các khoản chi này KHÔNG còn bị khống chế vượt quá 15% tổng chi phí được trừ nữa nên doanh nghiệp sẽ được trừ hết khi tính thuế TNDN nếu có đầy đủ chứng từ hợp lý.

5.Chi phí thuê ngoài

Các chi phí thuê ngoài của Doanh nghiệp cần được kê khai thật đầy đủ, chi tiết, có thể kế đến như:

  • Thuê vận chuyển ngoài cho công ty
  • Thuê lại gia công dịch vụ
  • Thuê nhà thầu phụ
  • Thuê nhân công/ dịch vụ hỗ trợ

Tất cả chi phí này đều là chi phí thực tế doanh nghiệp phải trả. Tuy nhiên, nó không phát sinh thường xuyên. Để chủ doanh nghiệp có thể kê khai được, Kế toán cần lưu lại chi tiết, bao gồm hợp đồng, hóa đơn, các tài liệu làm căn cứ thanh toán.

6.Chi phí không có hóa đơn trực tiếp

Doanh nghiệp sẽ có những chi phí phát sinh không có hóa đơn. Tuy nhiên vẫn có phương án kê khai phù hợp nếu kế toán có đủ chứng từ. Phương pháp tối ưu thuế này ảnh hưởng rất nhiều đến thực tế.

Khi thuê lại văn phòng, sẽ có các loại chi phí không có hóa đơn:

  • Chi phí thuê nhà ( với doanh nghiệp thuê của cá nhân)
  • Chi phí tiền điện, nước (hóa đơn tên chủ nhà)
  • Chi phí thuê dịch vụ của cá nhân
  • Chi phí mua sản phẩm trực tiếp sản xuất:
  • Nông sản
  • Vật liệu xây dựng
  • Thủy hải sản…

Những chi phí này, Kê toán cần kê khai thật chi tiết và có xác nhận thanh toán, bảng kê, hợp đồng để tính vào chi phí thuế.

7.Chi phí vận hành Doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể tăng chi phí dựa vào các hoạt động của doanh nghiệp phát sinh:

  • Mua thêm các vật dụng, công cụ dụng cụ cho văn phòng, cho nhân viên
  • Chi phí để tổ chức hoạt động tăng cường đoàn kết nhân viên
  • Chi phí ăn uống
  • Chi phí du lịch
  • Chi phí phục vụ việc phát triển doanh nghiệp
  • Mở cơ sở mới để hoạt động
  • Chi phí thuê nhượng quyên thương hiệu

Với những chi phí này , có thể thực tế chưa phát sinh doanh thu, nhưng doanh nghiệp có thể liệt kê chi phí để theo đúng thực tế hoạt động. Những chi phí này cũng cần các bằng chứng phù hợp.

8.Các chi phí theo nguyên tắc kế toán

Một số nguyên tắc kế toán có thể thay đổi chi phí thuế của doanh nghiệp hàng năm. Với điều kiện thực tế những năm trước phát sinh. Ngoài ra, với sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh, cần phải lưu ý kỹ để ghi nhận lại:

  • Chuyển lỗ giữa các kỳ, các năm
  • Điều chỉnh thời gian xuất hóa đơn (cần làm trọn bộ chứng từ).
  • Các kỹ thuật về xuất hóa đơn điều chỉnh
  • Các chi phí liên quan nghiên cứu và phát triển sản phẩm
  • Các chi phí nghiên cứu – bổ sung phát triển sản phẩm thường sẽ không tạo ra ngay doanh thu. Vì vậy, cần phải liệt kê chi tiết và lý do để có thể kê khai chi phí này. Bao gồm:
  • Chi phí cho nghiên cứu – phát triển sản phẩm nội bộ
  • Chi phí thuê nghiên cứu sản phẩm
  • Chi phí kiểm thử sản phẩm

Tất cả những chi phí này đều phải liệt kê vào hoạt động của doanh nghiệp. Những chi phí này Kế toán xem xét đủ chứng từ để có thể hợp lý hóa vấn đề Thuế

Trên đây là chia sẻ về Tổng hợp các phương pháp tối ưu hóa về Thuế, quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán tại Quảng Ngãi hãy liên hệ với chúng tôi 093 561 3593

.
.
.
.
Contact Me on Zalo