Phân biệt chi nhánh hạch toán độc lập và phụ thuộc

Hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc là hai hình thức hạch toán thuế của chi nhánh. Làm sao để phân biệt chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc? Sau đây cùng đại lý Thuế HTTP tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết bên dưới.

Chi nhánh doanh nghiệp là gì?

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 45 của Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau: “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”
Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Địa chỉ của chi nhánh có thể không cùng với địa chỉ của trụ sở chính.
Hạch toán độc lập hay hạch toán phụ thuộc là hình thức hạch toán thuế của chi nhánh. Chế độ kế toán của từng loại chi nhánh khác nhau. Nhưng pháp luật về doanh nghiệp không phân biệt chi nhánh hạch toán độc lập hay phụ thuộc.
Chi nhánh có quyền lựa chọn hạch toán độc lập hay phụ thuộc. Khi bạn lựa chọn hạch toán độc lập, bạn hiểu là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh của chi nhánh sẽ được ghi tại sổ kế toán của đơn vị, tự kê khai và quyết toán thuế.
Phân biệt chi nhánh hạch toán độc lập và phụ thuộc
Phân biệt chi nhánh hạch toán độc lập và phụ thuộc

Cách kiểm tra chi nhánh hạch toán là độc lập hay phụ thuộc

Do trên giấy phép kinh doanh của chi nhánh không thể hiện đó là chi nhánh hạch toán độc lập hay phụ thuộc, nên để kiểm tra chi nhánh hạch toán là độc lập hay phụ thuộc có thể làm theo các cách sau:
Cách 1: Liên hệ với Giám đốc hoặc những người có liên quan để kiểm tra lại hồ sơ giấy tờ, Thông báo đăng ký thuế, Thông báo thay đổi kinh doanh của DN …
Cách 2: Đăng nhập vào trang nhantokhai, thuedientu … bằng MST của chi nhánh => Tiếp đó vào mục “Tra cứu” để xem các năm trước họ nộp những gì:
Nếu chỉ nộp các Tờ khai thuế môn bài, thuế GTGT, TNCN thì là Chi nhánh phụ thuộc
Nếu ngoài các Tờ khai trên còn nộp Tờ khai Quyết toán thuế TNDN, Báo cáo tài chính thì là Chi nhánh độc lập
Cách 3: Truy cập vào trang tracuunnt.gdt.gov.vn hoặc dangkyquamang.dkkd.gov.vn bằng MST của Chi nhánh hoặc Công ty đều được (Nếu là MST công ty sẽ hiển thị toàn bộ các Chi nhánh của Công ty => Muốn xem chi nhánh nào thì bấm vào Chi nhánh đó)

Điểm giống nhau giữa chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc

  • Bộ máy nhân sự do công ty mẹ tổ chức;
  • Vốn kinh doanh là của công ty;
  • Đều phải thực hiện hoạt động kê khai thuế giá trị gia tăng độc lập với công ty mẹ theo quy định của pháp luật;
  • Đóng thuế cùng mức thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm;
  • Hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh (tức lợi nhuận sau thuế là của công ty);
  • Mọi hoạt động của chi nhánh phải theo chủ trương, hoặc theo ủy quyền của công ty.

Phân biệt chi nhánh hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc

Chi nhánh hạch toán độc lập

  • Có bộ máy kế toán riêng theo Luật Kế toán.
  • Kê khai và nộp lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp,… tại chi nhánh hạch toán độc lập.
  • Lập và nộp báo cáo tài chính tại cư quan thuế chủ quản của chi nhánh đó.
  • Đăng ký sử dụng hóa đơn riêng
  • Có con dấu riêng, mã số thuế riêng, tài khoản ngân hàng riêng.
  • Chi nhánh hạch toán độc lập cũng sẽ lập báo cáo và hạch toán giống như một công ty riêng rẽ. Doanh nghiệp chủ quản sẽ làm báo cáo tài chính hợp nhất.
  • Chi nhánh hạch toán độc lập vẫn chịu sự chi phối của doanh nghiệp chủ quản. Doanh nghiệp có thể thay đổi người đứng đầu chi nhánh mà không cần thông qua người đứng đầu chi nhánh.

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc được chia làm hai loại: chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh với doanh nghiệp chủ quản và chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh với doanh nghiệp chủ quản.
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh với doanh nghiệp chủ quản:
  • Không phải kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân tại nơi đặt trụ sở chi nhánh. Mà sẽ khai tập trung tại doanh nghiệp chủ quản.
  • Không phải lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Không phải kê khai thuế giá tị gia tăng nếu không kinh doanh lĩnh vực nhà hàng ăn uống.
  • Có thể sử dụng con dấu.
  • Có thể sử dụng hóa đơn riêng.
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh với doanh nghiệp chủ quản:
  • Không phải kê khai thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi đặt trụ sở chi nhánh. Khai tập trung tại doanh nghiệp chủ quản.
  • Có bộ máy kế toán thuộc bộ máy kế toán của công ty.
  • Không phải lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Kê khai thuế giá trị gia tăng tại nơi đặt trụ sở chi nhánh.
  • Kê khai và nộp lệ phí môn bài tại nơi đặt trụ sở chi nhánh.
  • Có thể sử dụng con dấu, hóa đơn riêng.
  • Chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh sẽ chuyển số liệu doanh thu, chi phí, chứng từ về doanh nghiệp chủ quản để kê khai thuế và báo cáo tài chính.

Trên đây là chi sẻ về cách Phân biệt chi nhánh hạch toán độc lập và phụ thuộc, quý khách có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

.
.
.
.
Contact Me on Zalo