Một số lưu ý khi thực hiện quyết toán thuế TNDN 2021

Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện quyết toán thuế TNDN năm 2021, Đại Lý Thuế HTTP xin chia sẻ hướng dẫn một số nội dung cần lưu ý khi thực hiện quyết toán thuế TNDN như sau:

I.Các căn cứ pháp lý

  • Luật quản lý thuế số 38/2018/QH14 ngày 13/6/2019.
  • Nghị quyết số 116/2020/QH14 ngày 19/6/2020.
  • Nghị định 114/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020.
  • Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013
  • Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014.
  • Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015.
  • Nghị định 125/2020/NĐ-CP
  • Nghị định 126/2020/NĐ-CP
  • Nghị định 132/2020/NĐ-CP
  • Nghị định 68/2020/NĐ-CP
  • Nghị định 92/2021/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15
  • Các văn bản hướng dẫn liên quan khác.

 

II.Hồ sơ và thời hạn nộp quyết toán thuế TNDN năm 2021:

  1. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN (Điểm a khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019):

Doanh nghiệp có năm tài chính trùng năm dương lịch, thời hạn quyết toán thuế là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch (ngày 31/3/2021).

– Doanh nghiệp có năm tài chính khác năm dương lịch, thời hạn quyết toán thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

  1. Hồ sơ quyết toán thuế TNDN:

– Doanh nghiệp, tổ chức thuộc trường hợp nộp thuế TNDN theo kê khai thực hiện nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN năm 2020 gồm:

+ Tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu số 03/TNDN.

+ BCTC năm 2020 + các Phụ lục có liên quan (nếu có).

+ Phụ lục I, II, III, IV- Giao dịch liên kết (nếu có).

– Doanh nghiệp, tổ chức thuộc trường hợp nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ khi khai quyết toán thuế TNDN năm thì theo mẫu số 04/ TNDN;  Doanh nghiệp, tổ chức thuộc trường hợp nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế TNDN không phát sinh thường xuyên thì kê khai theo từng lần phát sinh, không kê khai quyết toán theo năm.

– Mẫu hồ sơ:

+ Doanh nghiệp lớn: BCTC theo thông tư số 200/2014/TT-BTC.

+ DN nhỏ, vừa : BCTC theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC hoặc Thông tư 200/2014/TT-BTC (gửi cơ quan thuế, thực hiện nhất quán trong 1 năm).

+ DN Siêu nhỏ: BCTC theo Thông tư số 132/2018/TT-BTC hoặc Thông tư số 133/2016/TT-BTC.

+ Nếu DN thuộc trường hợp phải lập BCTC hợp nhất thì phải nộp BCTC hợp nhất cho CQT theo Thông tư số 202/2014/TT-BTC.

Xem thêm : Hướng dẫn báo cáo tài chính hợp nhất

+ Nếu DN thuộc trường hợp phải kiểm toán BCTC thì phải nộp BCTC đã kiểm toán cho CQT.

– Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện quyết toán thuế năm 2020 trên ứng dụng hỗ trợ kê khai phiên bản HTKK4.5.2.

  1. Kê khai thông tin về giao dịch liên kết:

– Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 thay thế cho Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Nghị định số 68/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành ngày 20/12/2020 và áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020.

– Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là: các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

– Doanh nghiệp phải xác định, kê khai thông tin giao dịch liên kết, cụ thể doanh nghiệp lưu ý xác định chính xác đối tượng phải kê khai, thực hiện kiểm soát và kê khai đầy đủ thông tin giao dịch liên kết, xác định đúng chi phí lãi vay được trừ (mức khống chế 30%) khi tính thuế TNDN theo quy định tại Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 của Chính phủ để hạn chế sai sót.

III.Một số nội dung cần chú ý khi quyết toán thuế TNDN năm 2021:

  1. Doanh thu:

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau (Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC):

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

– Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT.

– Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT.

– Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần.

– Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của số năm thu tiền trước chia (:) cho số năm thu tiền trước.

  1. Các khoản chi phí được trừ:

Theo Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi phí nếu đáp ứng các điều kiện sau:

– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

  1. Các khoản chi không được trừ:

Quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC và Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC, đặc biệt chú ý các khoản chi sau:

– Các Khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

– Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; Phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

– Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động đã nêu ở trên) và những Khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

– Đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết lưu ý xác định chi phí lãi vay được trừ (mức khống chế 30%) khi tính thuế TNDN theo quy định tại Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 của Chính phủ.

  1. Thu nhập khác:

Quy định chi tiết tại Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC và Điều 5 Thông tư số 96/2015/TT-BTC.

  1. Thu nhập được miễn thuế:

Quy định chi tiết tại Điều 8 Thông tư số 78/2014/TT-BTC và Điều 6 Thông tư 96/2015/TT-BTC.

  1. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Quy định tại Điều 11 Thông tư số 78/2014/TT-BTC: Thuế suất thuế TNDN được áp dụng ở mức 20% cho các doanh nghiệp, trừ một số doanh nghiệp được hưởng thuế suất ưu đãi (Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC, Điều 11 Thông tư số 96/2015/TT-BTC) và một số doanh nghiệp đặc thù (tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, các tài nguyên quý hiếm).

  1. Chuyển lỗ: Quy định tại Điều 9 Thông tư số 78/2014/TT-BTC:

– Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

– Doanh nghiệp tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập theo nguyên tắc nêu trên. Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.

  1. Bù trừ thu nhập giữa hoạt động ưu đãi và không ưu đãi thuế TNDN:

Tại Khoản 9 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định nguyên tắc bù trừ thu nhập tính thuế TNDN như sau

  • Trường hợp trong cùng kỳ tính thuế, doanh nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế bị lỗ, hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế, thu nhập khác của các hoạt động kinh doanh (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư; thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật) có thu nhập (hoặc ngược lại) thì doanh nghiệp bù trừ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động có thu nhập do doanh nghiệp lựa chọn. Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất của hoạt động còn thu nhập.
  • Trường hợp trong các kỳ tính thuế trước, doanh nghiệp đang bị lỗ (nếu còn trong thời hạn chuyển lỗ) thì doanh nghiệp phải chuyển lỗ tương ứng với các hoạt động có thu nhập. Nếu doanh nghiệp không tách riêng được lỗ của từng hoạt động thì doanh nghiệp chuyển lỗ vào thu nhập của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trước sau đó vẫn còn lỗ thì chuyển vào thu nhập của hoạt động không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư; thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật).
  1. Ưu đãi thuế TNDN:

       9.1. Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

– Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai.

– Trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm mức thuế suất ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế) và thu nhập từ hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng.

        9.2. Ưu đãi miễn, giảm thuế TNDN

– Ưu đãi miễn, giảm thuế TNDN từ thu nhập thực hiện dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng được quy định cụ thể tại Điều 19, Điều 20 Thông tư số 78/2014/TT-BTC và Điều 11, Điều 12 Thông tư số 96/2015/TT-BTC.

– Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với trường hợp người nộp thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019. Không áp dụng tiêu chí doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019 đối với trường hợp người nộp thuế mới thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách trong kỳ tính thuế năm 2020, năm 2021. Căn cứ theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19/10/2021 và Nghị định 92/2021/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15

  1. Tạm nộp và quyết toán thuế TNDN:

– Quy định về tạm nộp thuế TNDN cho năm 2020 (Theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 151/2014/TT-BTC): Doanh nghiệp phải xác định tạm nộp 80% số thuế TNDN phải nộp cho năm tài chính 2020.

Trường hợp tổng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán, tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 của doanh nghiệp đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

Trường hợp số thuế TNDN tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải nộp theo quyết toán dưới 20% mà doanh nghiệp chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

  • Quy định về tạm nộp thuế TNDN từ năm tài chính 2021 trở đi  (Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP):

Tổng số thuế TNDN đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 03 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế TNDN quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.

Quý khách có nhu cầu tư vấn hãy sử dụng dịch vụ quyết toán thuế tndn hãy liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 093 561 3593 – 0255 651 9992

Xem thêm: Dịch vụ báo cáo tài chính tại Quảng Ngãi

.
.
.
.
Contact Me on Zalo