Làm kế toán Phòng khám đa khoa tư nhân thì phát sinh rất nhiều nghiệp vụ bán thuốc, khám chữa bệnh… Từ đó, mà các công việc kế toán đi kèm cũng mang đặc thù riêng, cần những lưu ý riêng, sau đây cùng đại Lý Thuế HTTP tìm hiểu qua bài viết về Kế toán phòng khám đa khoa tư nhân.

Các công việc kế toán phòng khám tư nhân
- Tờ khai thuế TNCN tháng hoặc quý áp dụng theo tờ khai
- Tờ khai thuế môn bài khi mới thành lập
- Tờ khai tình hình sử dụng hóa đơn
- Thông báo phát hành hóa đơn
- Báo cáo tài chính như các Doanh nghiệp khác nộp bình thường lên hệ thống thuế
- Thuyết minh báo cáo tài chính: Ghi chi tiết hơn dùng thông tư nào- Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
Nghiệp vụ kế toán phòng khám tư nhân cần biết
Khi nhập hàng mua thuốc nhập kho (chú ý thuế suất khi mua thuốc là 5%). Căn cứ hóa đơn kế toán hạch toán:
- Nợ 152, 156
- Nợ 133
- Có 331,111,112
Khi bán thuốc cho bệnh nhân hạch toán doanh thu:
- Nợ 131,111,112
- Nợ 333
- Có 511
Hạch toán dịch vụ khám chữa bệnh:
- Khi hạch toán lưu ý dịch vụ khám chữa bệnh không chịu thuế GTGT
- Khi bệnh nhân đăng ký vào khám chữa bệnh thu tiền, hạch toán doanh thu
- Nợ 111
- Có 511
Hạch toán chi phí của bác sĩ khám chữa bệnh
- Nợ 642,632
- Có 334
Chi phí công cụ dụng cụ, tài sản cố định dùng khám chữa bệnh hạch toán
- Nợ 627,642,632
- Có 142,242,153
Xác định kết quả kinh doanh
- Nợ 911
- Có 632,642
- Nợ 511
- Có 911
Hạch toán lợi nhuận
- Nợ 911
- Có 421
Tổng hợp một số trường hợp kế toán phòng khám đa khoa cần biết.
Trường hợp 1: Phân loại dịch vụ khám chữa bệnh ra làm 2 loại chính cần theo dõi
Trường hợp 2: Hạch toán hóa đơn đầu vào – Đầu ra
Trường hợp 3: Đối với TSCĐ
- Kế toán phòng khám tư nhân phân loại TSCĐ dùng khám chữa bệnh Có 1 số TSCĐ chịu thuế 5% hoặc 10% nhưng khi hạch toán thì gộp thuế vào nguyên giá vì TSCĐ để phục vụ cho dịch vụ khám chữa bệnh không chịu thuế GTGT.
- Việc phân loại này giúp cho người quản lý thấy rõ kết cấu TSCĐ và vai trò, tác dụng của TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng TSCĐ và tính toán khấu hao chính xác.
Trường hợp 4: Về công cụ dụng cụ
- Phân biệt công cụ dụng cụ dùng cho quản lý và khám chữa bệnh thì phần thuế suất trên hóa đơn đưa vào giá trị CCDC để phân bổ hàng tháng.
- Công cụ dụng cụ dùng cho bên bán thuốc thì tách thuế hạch toán riêng.
Vấn đề 5: Về lương và bảo hiểm xã hội - Lương của bác sỹ sẽ có sự khác nhau tại viện tư và bệnh viện, do đó kế toán phòng khám tư nhân cần chú ý phần thuế TNCN của lương bác sỹ. Nếu kê khai sai và làm sai tờ khai thuế TNCN, kế toán có thể sẽ bị phạt tiền theo quy định của Nhà nước.
- Tách hạch toán lương quản lý và lương của Y bác sỹ ra theo từng thông tư.
Trường hợp 5: Về lương và bảo hiểm xã hội
– Lương của bác sỹ sẽ có sự khác nhau tại viện tư và bệnh viện, do đó kế toán phòng khám tư nhân cần chú ý phần thuế TNCN của lương bác sỹ. Nếu kê khai sai và làm sai tờ khai thuế TNCN, kế toán có thể sẽ bị phạt tiền theo quy định của Nhà nước.
– Tách hạch toán lương quản lý và lương của Y bác sỹ ra theo từng thông tư.
Trường hợp 6: Về xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
– Nguyên vật liệu trong các gói khám chữa bệnh là thuốc, vật tư ý tế nên khi xuất cần xem tính hợp lý của từng gói khám chữa bệnh để hạch toán
Nợ TK 154: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – Theo thông tư 133
Có TK 152
Nợ TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp- Theo thông tư 200
Có TK 152
Công cụ dụng cụ: Như găng tay y tế, nước tẩy khuẩn… được cân đối theo định mức cho các phòng ban( nếu hạch toán nội bộ) còn cho các dịch vụ khám chữa bệnh (nếu làm thuế)
Trường hợp 7: Giá thành trong viện tư
– Với giá thành kế toán phòng khám tư nhân cần tính 2 lần tách ra
+ Giá thành cho khám dịch vụ
+ Giá thành cho khám BHXH.
=> Chính vì thế nên trên bảng cân đối tài khoản sẽ có 2 loại doanh thu dịch vụ chính và 2 loại giá vốn dịch vụ chính để theo dõi và đối chiếu
=> Kiểm tra đối chiếu bảng giá thành dịch vụ khám chữa bệnh
Vấn đề thứ 8: Lập và phân bổ thuế GTGT: Vì viện tư có cả bán thuốc và khám chữa bệnh nên khi cân đối thuế cần phân bổ thuế GTGT cho Bán thuốc (chịu thuế 5%) và cho dịch vụ khám chữa bệnh (không chịu thuế).