Giao dịch liên kết khi vay ngân hàng

Vay ngân hàng có phải là giao dịch liên kết hay không? Có bị khống chế 30% EBITDA?

Theo điểm d, khoản 2 Điều 5 nghị định số 132/2020/NĐ-CP có quy định các bên có quan hệ liên kết:
“d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;”
“Khoản vốn vay bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay” được xác định như thế nào? chắc chắn không ít kế toán, doanh nghiệp và cán bộ thuế đau đầu: “lấy theo tổng số phát sinh trong năm? hay lấy tại thời điểm lập báo cáo tài chính”?.
Theo điểm c, khoản 3, Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP khi xác định các chi phí giao dịch liên kết bị khống chế sẽ được phép loại trừ.
c) Quy định tại điểm a khoản này không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác);
.
.
.
.
Contact Me on Zalo